BÍ MẬT ĐỂ CÓ NHỮNG THƯỚC PHIM ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Thứ bảy - 19/06/2021 00:18
Crittercam - hệ thống camera được cố định trên chính cơ thể động vật để thu thập dữ liệu về hành vi và đời sống của vật chủ trong tự nhiên.

Làm phim, chụp hình động vật ngoài tự nhiên là cả một quá trình nằm gai nếm mật, dài đằng đẵng của các nhà làm phim và nhiếp ảnh gia. Để có được sản phẩm chân thực nhất, người quay phải dành ra hằng tháng hoặc thậm chí cả năm, đôi khi chỉ để đổi lấy vài giây ngắn ngủi trên truyền hình.
Crittercam được chế tạo riêng tại trụ sở National Geographic, được thiết kế để gắn vào vây của cá mập để ghi lại chuyển động của nó trong nước.
Ảnh: Mark Thiessen.
 
Một chú chim cánh cụt đeo Crittercam tiếp cận hố băng ở Nam Cực. Thiết bị thu thập dữ liệu môi trường và giúp các nhà khoa học nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với thế giới của chim cánh cụt.
Ảnh: Greg Marshall, National Geographic Creative.

Có nhiều cách để ghi lại đời sống động vật hoang dã nhưng chủ yếu các chuyên gia sẽ phải ngụy trang bản thân cùng camera để tránh bứt dây động rừng làm mục tiêu hoảng sợ mà chạy mất. Trong số báo của kênh National Geographic phát hành tháng 7/1906, nhiếp ảnh gia George Shiras đã khôn khéo tạo ra "bẫy camera" tự kích hoạt khi có chuyển động, ghi lại chùm ảnh chân thực về gấu trúc và nai.
Quang cảnh dưới đại dương sâu thẳm từ Crittercam của con mực Humboldt ở Vịnh California.
Ảnh: National Geographic Creative.

Một ống kính nhìn qua lưng một con cá sấu tại Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy ở Florida, cho phép các nhà khoa học theo dõi thói quen săn mồi và đời sống của cá sấu.
Ảnh: James Nifong, National Geographic Creative.

Phát minh của ông mở ra kỷ nguyên mới cho ngành nhiếp ảnh động vật hoang dã . Hơn 1 thế kỷ sau, các kỹ sư ở Phòng Thí nghiệm công nghệ thám hiểm của National Geographic sau nhiều thí nghiệm đã cho ra đời phương pháp hiệu quả, ít tốn sức người nhất là Crtitercam - được gắn trực tiếp lên cá thể động vật.
Crittercam móc quanh vây cá mập thu thập cảnh quay dưới nước ở Bahamas.
Ảnh: Brian J. Skerry, National Geographic Creative.

Hơn một thế kỷ sau, các kỹ sư tại National Geographic sáng tạo nhiều cách mới để ghi lại cảnh sinh hoạt tự nhiên của muôn loài nhưng vẫn bám theo nền tảng ban đầu. Những “bẫy camera” ngày nay có thể chạy hàng tháng trời mà không hết pin, có thể nhỏ gọn để gắn vừa một chú cá bé xíu.
Các thiết bị này cũng góp phần theo dõi về cuộc sống của những loài nguy cấp, bị đe dọa và có nguy cơ xóa sổ. Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập được cũng giúp các nhà khoa học hiểu hơn về hành vi của động vật để đưa ra cách bảo tồn tự nhiên tốt nhất.
Crittercam được đặt trên lưng hải cẩu để điều tra sự sụt giảm bất thường, tới hơn một nửa trong vòng 40 năm qua.
Ảnh: Kenady Wilson, National Geographic Creative.

Cá đuối Manta khổng lồ đeo một chiếc Crittercam nhỏ để thu thập dữ liệu về hành vi và việc sử dụng môi trường sống ở vùng biển ngoài khơi Mexico.
Ảnh: Joshua Stewart, National Geographic Creative.

Nguồn: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-de-co-nhung-thuoc-phim-dong-vat-hoang-da-c7a773405.html
 Tags: camera

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây